Bảo mật chữ ký số cho hóa đơn điện tử

Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tất cả các doanh nghiệp trong nước phải sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy truyền thống. Hiện nay, với các doanh nghiệp thành lập mới, việc phát hành hóa đơn sẽ bắt buộc dưới dạng hóa đơn điện tử; trong khi với những doanh nghiệp cũ, việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử phải được thực hiện trước ngày 01/7/2022.

Theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính, hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ được khởi tạo, lập, gửi và nhận, lưu trữ và quản lý bằng các phương tiện điện tử.

Về mặt kỹ thuật, hóa đơn điện tử là một file mềm và được mã hóa bởi chữ ký số của doanh nghiệp. Hóa đơn điện tử không thể bị làm giả trừ khi khóa bí mật của doanh nghiệp bị lộ. Vì vậy, việc bảo mật cho chữ ký số và hóa đơn điện tử chính là bảo vệ khóa bí mật bằng giải pháp kèm thiết bị chuyên dụng

Phương thức vận hành của hóa đơn điện tử 

Nhìn chung, mô hình hóa đơn điện tử bao gồm 3 thành phần chính:

Quy trình ký số trên hóa đơn

Quy trình ký số trên hóa đơn là quy trình xử lý các thuật toán mật mã   với các thành phần như cặp khóa bất đối xứng và chứng thư số từ nhà cung cấp CA:

Bảo mật chữ ký số là bảo mật khóa bí mật

Xem xét kỹ về quy trình ký số, chúng ta có thể thấy rằng Khóa bí mật đóng một vai trò quan trọng trong hóa đơn điện tử. Chỉ cần kẻ xấu lấy được Khóa bí mật, chúng có thể tạo ra hóa đơn giả của doanh nghiệp mà vẫn đáp ứng đúng các tiêu chí pháp lý về mặt kỹ thuật giống như hóa đơn thật.

Do đó việc bảo mật cho hóa đơn điện tử được an toàn chính là phải bảo mật Khóa riêng dùng để ký hóa đơn điện tử. Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là sử dụng thiết bị chuyên dụng gọi là HSM - Hardware Security Module.